Đánh giá các loại xe tải ưa chuộng phổ biến nhất trong ngành kinh doanh vận tải quan trọng như thế nào? Đối với mọi nền kinh tế, ngành công nghiệp kinh doanh vận tải được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu. Ngành vận tải có vai trò rất quan trọng trong quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa khắp vùng miền. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác.
Trong đó, xe tải được coi là một phương tiện vận tải bộ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Vậy xe tải là gì? Cấu tạo của xe tải và các dòng xe ô tô tải chủ lực trong kinh doanh hiện nay là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Xe ô tô tải là sản phẩm được cấu thành từ hơn 3.000 phụ tùng, linh kiện khác nhau (đối với xe tải nhẹ con, số linh kiện, phụ tùng có thể từ hơn 20.000 đến 30.000 – tính theo những linh kiện nhỏ nhất) được sản xuất từ nhiều ngành nghề khác nhau, chủ yếu là cơ khí, điện tử, cao su-nhựa, trong đó nhiều phụ tùng lại được lắp ráp từ vài chục đến vài trăm linh kiện như động cơ, hộp số.
Xe tải là gì?
Xe tải là gì?
Xe tải là một loại xe có động cơ dùng để vận chuyển bất cứ loại hàng hóa nào được phép vận chuyển trên xe.
Không giống như các loại xe hơi, thường được chế tạo với một thân duy nhất, đa số xe tải (trừ xe kiểu minivan) được thiết kế xung quanh một khung cứng (chassis). Các xe tải có nhiều kích cỡ, từ kiểu nhỏ như xe hơi gọi là xe bán tải (pickup truck) cho tới những loại xe tải dùng ở các khu vực lớn (không chạy trên đường quy ước) hay các loại xe sơ mi rơ móc chạy trên đường cao tốc.
Theo căn cứ pháp lý tại điểm 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41: 2016? BGTVT về báo hiệu đường bộ thì xe tải được định nghĩa như sau: Xe tải ( hay còn gọi là ô tô tải) là xe ô tô chuyên dùng dùng để chở hàng hóa, có khối lượng chuyên chở được cho phép tối đa là 1.500kg theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Xe tải chassis là gì?
Xe chassis là gì?
Hầu hết các loại xe tải hiện nay ( trừ kiểu xe minivan) đều được thiết kế xung quanh một khung cứng gọi là Chassis (sắt xi).
Chassis là bộ phận được coi là bộ phận khung xương của xe với vai trò vô cùng quan trọng là nâng đỡ, cố định. Chúng liên kết các bộ phận của xe như thùng xe, bánh xe, động cơ tạo thành một thể thống nhất. Những loại xe có thiết kế khung Chassis gọi là xe tải chassis.
Người ta thường ví von Chassis chính là linh hồn của chiếc ô tô tải, ảnh hưởng đến độ bền cũng như hiệu quả sử dụng của xe.
Xe tải van là gì?
xe tải van là gì?
Xe tải van là xe có cấu trúc dạng hộp, khối kín, từ “van” là viết tắt của từ tiếng Anh “caravan”. Đặc điểm nhận diện của mẫu xe này là đó chính là phần cửa sau của xe có dạng 2 cánh, là 1 cửa đón khách và 1 cửa để chất hàng hóa lên xe. Xe tải van cỡ nhỏ được gọi là minivan sẽ không có phần cửa trượt. Khách với xe tải van cỡ lớn có cửa trượt ngang, khoang chứa đủ rộng cho từ 10 đến 16 chỗ ngồi.
Chúng ta có thể phân loại xe tải van theo 2 đặc điểm là công dụng và kích cỡ.
- Theo công dụng: Chia xe tải van thành 2 loại là loại chuyên chở hàng hóa ( phần khoang sau có thể gập gọn lại lấy diện tích để hàng hóa) và loại chuyên chở người (có khoang rộng như xe van SRM X30 2 chỗ, Dongben SRM X30 5 chỗ…)
- Theo kích cỡ: cũng chia thành 3 loại là xe van cỡ lớn ( khoang rau rộng thoải mái chở đồ), xe van cỡ nhỏ (minivan – chỉ có 2 ghế trước và khoang chứa đồ phía sau) và xe van cỡ siêu nhỏ.
Ưu điểm của xe tải là gì?
- Xe tải là xe chuyên chở hàng hóa số lượng lớn nhỏ tùy ý, động cơ bền bỉ và có thể vượt mọi địa hình kể cả những đoạn đường khó đi, nhiều ổ gà.
- Xe tải có nhiều loại khác nhau, có thể vừa chở hàng hóa và chở người.
- Trên thị trường có nhiều hãng xe tải, có thể lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng và kinh phí
Nhược điểm của xe tải là gì?
- Xe tải chở tải trọng lớn, mức độ hoạt động thường xuyên gây tác động tới mặt đường, hỏng đường
- Xe tải di chuyển hơi ồn, do kích thước lớn nên tầm nhìn sẽ khuất 1 số điểm mù, lái xe không chú ý rất dễ gây ra tai nạn, đặc biệt là các khúc cua
- Giá thành của các loại xe tải khá cao
Các loại xe tải phổ biến hiện nay?
Nhu cầu vận tải của con người ngày càng tăng, để đáp ứng được lượng cầu thì thị trường xe tải phải sáng chế ra rất nhiều loại xe tải qua hàng thập kỷ để lọc ra những mẫu xe phù hợp với nhu cầu thực tiễn, có thể đáp ứng được mục đích vận chuyển hàng hoá một cách thiết thực nhất, dưới đây là các loại xe tải phổ biến nhất hiện tại.
Xe tải hạng nhẹ là gì?
Theo quy định về trọng tải của bộ giao thông, xe tải hạng nhẹ là những loại xe tải có trọng lượng dưới 6,5 tấn. Ưu điểm của loại xe tải hạng nhẹ là vận chuyển hàng hóa dễ dàng và cực kỳ linh hoạt khi đi trong các con đường nhỏ hoặc hẻm sâu.
Xe tải hạng nhẹ thì thường được các doanh nghiệp vừa và nhỏ ưu tiên sử dụng, các doanh nghiệp lớn sẽ lựa chọn xe tải hạng nhẹ khi cần vận chuyển hàng hóa tới nơi vùng sâu vùng xa đường đi nhỏ hẹp.
Một số hãng xe tải nhẹ chuyên dụng trong kinh doanh vận tải gồm có:
- Thương hiệu Nissan với phiên bản Vinamotor K6
- Thương hiệu SRM với phiên bản SRM T30 , SRM 930kg
- Thương hiệu Dongben với phiên bản: Dongben X30
- Thương hiệu Isuzu với phiên bản: Jac N350 3.5 tấn
- Thương hiệu Vĩnh Phát với phiên bản: Vĩnh Phát M750SL 3.5 tấn
Xe tải tầm trung là gì?
Xe tải tầm trung sẽ có kích thước lớn hơn những loại xe tải hạng nhẹ. Trọng lượng quy định của xe tải cỡ trung là từ 6,5 tấn đến khoảng 15 tấn. Đây là loại xe tải phổ biến nhất tại Việt Nam.
Ưu điểm của loại xe tải hạng trung là để vận chuyển vật liệu xây dựng, hàng hóa số lượng nhiều phù hợp với hệ thống giao thông cả thành thị và nông thôn ở Việt Nam, những cung đường không quá hẹp.
Một số hãng xe tải nhẹ chuyên dụng trong kinh doanh vận tải gồm có:
- Thương hiệu Vĩnh Phát với phiên bản
- Thương hiệu Isuzu với phiên bản
- Thương hiệu Nissan với phiên bản
- Thương hiệu Chiến Thắng với phiên bản
- Thương hiệu Trường Giang với phiên bản
Xe tải hạng nặng là gì?
Xe tải hạng nặng là loại xe có trọng lượng lớn nhất được phép lưu thông trên đường bộ. Trong lượng xe tải hạng nặng có thể lên đến 40 tấn, tuy nhiên ở Việt Nam chỉ cho phép trọng lượng tối đa 20 tấn. Loại xe này chủ yếu là xe vận tải đường dài hoặc các loại xe móc để chở các container lớn ở cảng.
Xe tải ben là gì?
Xe tải là xe tải chuyên dụng và có khả năng tự đổ hàng hóa thường dùng để chở cát, sỏi, vật liệu xây dựng… Xe tải ben có thùng chứa hàng phía sau với kích thước từ 1 khối đến 15 khối và có piston thủy lực để nâng phía trước cho phép để giúp hàng hóa trong thùng xe đổ xuống mặt đấy mà không cần người bốc vác.
Người ta phân loại xe tải ben theo số lượng giàn lốp, mỗi bên giàn lốp có 3 bánh thì gọi là xe ben 3 chân, 4 bánh thì gọi là xe ben 4 chân.
Xe tải đông lạnh là gì?
Xe tải đông lạnh là kiểu xe được dùng để chuyên chở những loại hàng hóa cần bảo quản ở nhiệt độ nhất định để tránh bị hư hỏng ví dụ như thủy sản, hải sản, rau củ, kem, sữa chua… Xe tải đông lạnh được làm lạnh bằng băng, hoặc hệ thống làm lạnh cơ học, hoặc dùng CO2 dưới dạng đá khô / dạng lỏng.
Khi sử dụng xe tải đông lạnh cần lưu ý kiểm soát chế độ làm lạnh phù hợp với mỗi loại hàng hóa, để đảm bảo chất lượng hàng hóa không thay đổi sau khi vận chuyển.
Xe bồn là gì?
Xe bồn là loại xe có kích thước lớn, dùng để chuyên chở các chất lỏng, xăng dầu, hóa chất hoặc khí. Bể chứa của xe bồn khá lớn, thường có dung tích từ 20.800 lít tới 43.900 lít, được thiết kế một hoặc nhiều bể chứa. Xe bồn thường rất khó lái do lực hấp dẫn cao.
Có 3 loại xe bồn là xe làm bằng thép, xe bằng nhôm và xe bằng nhôm. Sử dụng xe bồn để chuyên chở các loại chất lỏng như xăng dầu, hóa chất sẽ giúp đảm bảo an toàn; kín và khít tránh rò rỉ, bay hơi.
Xe cẩu tự hành là gì?
Xe cẩu tự hành là loại xe tải được gắn thêm cần trục cẩu tự hành. Đây là loại trục cẩn đặt đặt trên xe ô tô hoặc có máy kéo bánh xích, dùng trọng lượng của ô tô hoặc máy kéo bánh xích làm đối trọng để cẩu đồ vật hàng hóa lên xe.
Xe cẩu tự hành có tính cơ động cao, ít tốn công vận chuyển hàng hóa. Loại xe này thường được sử dụng trong những công trình yêu cầu xây lắp và nâng hạ hàng hóa, máy móc hoặc vật liệu có trọng lượng từ 2,5 tấn đến 15 tấn. Nếu không có loại xe cẩu tự hành này thì việc vận chuyển hàng hóa sẽ còn gặp nhiều khó khăn hoặc phải cần tới xe cẩu chuyên dụng cồng kềnh.
Kết luận
Bài viết đã tổng hợp thông tin cơ bản về xe tải là gì, cấu trúc của xe tải cụ thể ra sao và các loại xe tải ưa chuộng phổ biến hiện nay thị trường Việt Nam. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xe tải và công dụng của nó trong việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa hiện nay.